Trị vì Kristina của Thụy Điển

Năm 1644, Christina được tuyên bố thành niên, mặc dù lễ đăng quang bị hoãn lại vì cuộc chiến với Đan Mạch. Tại Hiệp ước Brömsebro, Đan Mạch đã trao các hòn đảo GotlandÖsel cho Thụy Điển trong khi Na Uy mất các quận JämtlandHärjedalen. Thụy Điển bây giờ hầu như kiểm soát Biển Baltic, có quyền tiếp cận không hạn chế vào Biển Bắc và không còn bị bao vây bởi Đan Mạch Na Uy.[22]

Năm 1649, với sự giúp đỡ của chú mình, John Casimir và các anh em họ, Christina đã cố gắng giảm bớt ảnh hưởng của Oxenstierna, và tuyên bố con trai của Casimir, người em họ Charles Gustav, là người thừa kế của mình. Năm sau, Christina khước từ yêu cầu từ các giai cấp khác (giáo sĩ, nông dân và nông dân) trong Quốc hội các cấp về việc giảm bớt lượng quý tộc được miễn thuế. Bà không bao giờ thực hiện chính sách này.[23]

Chiến tranh ba mươi năm

Hình ảnh của Christina trên đồng xu Erfurt 10 ducat năm 1645. Từ năm 1631 đến 1648, trong Chiến tranh ba mươi năm, Erfurt đã bị lực lượng Thụy Điển chiếm đóng.[24][note 5]

Cha của bà, Gustavus Adolphus, đã đến trợ giúp phe Tin lành Đức trong Chiến tranh ba mươi năm, để làm giảm ảnh hưởng của Công giáo và giành lấy ảnh hưởng kinh tế ở các quốc gia Đức quanh biển Baltic. Sau khi ông tử trận năm 1632, Oxenstierna trở thành nhiếp chính và tiếp tục cuộc chiến. Mặc dù Thụy Điển có một số thành công quân sự nhưng nguồn lực cho chiến tranh đã trở nên cạn kiệt.

Quan điểm chính trị của Christina trái ngược với Oxenstierna. Bà cử sứ giả đến Hội nghị hòa bình ở OsnabrückMünster, Westphalia, để kí hòa ước. Hòa ước Westfalen được ký kết từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1648, chấm dứt phần lớn các cuộc chiến tranh tôn giáo ở châu Âu. Thụy Điển nhận được một khoản bồi thường năm triệu thalers, chủ yếu để trả lương cho quân đội, và một số vùng lãnh thổ khác, cũng như một ghế và phiếu bầu trong Hội đồng tuyển cử Đế quốc La Mã thần thánh.[27]

Bảo trợ nghệ thuật

Nữ hoàng Christina (ở bàn bên phải) trong cuộc thảo luận với triết gia người Pháp René Descartes. (Tranh của Nils Forsberg (1842-1934), vẽ lại tranh của Pierre Louis Dumenil)

Năm 1645, Christina mời Hugo Grotius trở thành thủ thư của mình, nhưng ông ta chết ở Rostock, trên đường tới nhậm chức. Cùng năm đó, bà lập ra Ordinari Post Tijdender ("Thời báo hàng ngày"), tờ báo lâu đời nhất được xuất bản trên thế giới. Năm 1647, Johann Freinsheim được bổ nhiệm làm thủ thư. Năm 1648, bà đã đặt vẽ 35 bức tranh trần từ Jacob Jordaens cho lâu đài Uppsala. Năm 1649, 760 bức tranh, 170 bức tượng cẩm thạch và 100 bức tượng đồng, 33.000 đồng xu và huy chương, 600 mảnh pha lê, 300 dụng cụ khoa học, bản thảo và sách (bao gồm cả Sanctae Crucis laudibus của Rabanus Maurus, Codex Argenteus và Codex Gigas[28]) đã được vận chuyển đến Stockholm. Các tác phẩm này lấy từ Lâu đài Prague, thuộc về Rudolf II, Hoàng đế La Mã thần thánh và đã bị Hans Christoff von Königsmarck chiếm trong Trận chiến Prague và từ Hòa ước Westfalen.[29] Từ năm 1649 đến 1650, "khát khao của bà được thu thập những trí thức vây quanh mình, cũng như sách và bản thảo hiếm, gần như đã trở thành một bệnh cuồng", Goldsmith viết.[30] Để phân loại bộ sưu tập mới của mình, bà đã yêu cầu Isaac Vossius đến Thụy Điển và Heinsius đi mua thêm sách trên thị trường.[31]

Bà trao đổi thư từ với tác giả yêu thích của mình là Pierre Gassendi. Blaise Pascal đã tặng bà một chiếc máy tính Pascal. Bà có kiến thức sâu về lịch sử và triết học cổ điển.[32] Christina nghiên cứu chủ nghĩa Tân khắc kỉ, Giáo phụHồi giáo.[33] Nhiều học giả nổi tiếng đã đến thăm bà, bao gồm Claude Saumaise, Johannes Schefferus hay Olaus Rudbeck.

Christina có hứng thú với sân khấu, đặc biệt là các vở kịch của Pierre Corneille; bản thân bà cũng là một diễn viên nghiệp dư.[34][35] Năm 1647, kiến trúc sư người Ý Antonio Brunati được lệnh xây dựng một bối cảnh sân khấu tại một phòng lớn của cung điện.[36] Nhà thơ triều đình Georg Stiernhielm đã viết nhiều vở kịch bằng tiếng Thụy Điển, chẳng hạn như Den fångne Cupido eller Laviancu de Diane, do Christina diễn vai chính là nữ thần Diana. Bà cũng mời nhiều đoàn kịch nước ngoài đến biểu diễn tại Nhà hát lớn. Từ năm 1638 Oxenstierna đã thuê một đoàn múa ba lê người Pháp do Antoine de Beaulieu quản lí, kèm thêm việc dạy Christina di chuyển sao cho thanh lịch hơn.

Năm 1646, người bạn tốt của Christina, đại sứ Pierre Chanut, đã gặp gỡ và trao đổi với nhà triết học René Descartes, và hỏi xin ông một bản sao cuốn Suy ngẫm. Khi được Chanut cho xem một số bức thư, Christina bắt đầu có hứng thú trao đổi thư từ với Descartes. Bà mời ông đến Thụy Điển, nhưng Descartes chỉ đồng ý khi bà thỉnh cầu ông thành lập một viện hàn lâm khoa học. Christina đã gửi một con tàu để đón nhà triết học cùng 2.000 cuốn sách.[37] Descartes đến vào ngày 4 tháng 10 năm 1649. Ông ở cùng với Chanut và hoàn thành tác phẩm "Niềm đam mê của tâm hồn". Vào ngày 19 tháng 12 năm 1649, sau ngày sinh nhật của Christina, ông bắt đầu dạy học cho bà, và được mời đến lâu đài lạnh lẽo lúc 5:00 sáng hàng ngày để thảo luận về triết học và tôn giáo. Chẳng mấy chốc, họ tỏ ra không thích nhau rõ ràng; bà không đồng ý với quan điểm máy móc của ông, và ông không đánh giá cao sự quan tâm của cô đối với tiếng Hy Lạp cổ đại.[38] Vào ngày 15 tháng 1, Descartes viết rằng ông chỉ gặp Christina bốn hoặc năm lần.[39] Ngày 1 tháng 2 năm 1650, Descartes bị cảm lạnh. Ông qua đời mười ngày sau, vào sáng sớm ngày 11 tháng 2 năm 1650 và theo Chanut, nguyên nhân cái chết là viêm phổi.[40] [note 6]

Vấn đề hôn nhân

Christina của David Beck

Năm chín tuổi, Christina đã bị ấn tượng bởi đạo Công giáo và lối sống độc thân.[45] Bà thích đọc tiểu sử về nữ hoàng đồng trinh Elizabeth I của Anh. Christina hiểu rằng người ta mong đợi bà sẽ sinh ra một người thừa kế ngai vàng Thụy Điển (người anh em họ Charles theo đuổi bà, và họ đã bí mật đính hôn trước khi ông ta rời đi vào năm 1642 để phục vụ trong quân đội Thụy Điển ở Đức trong ba năm). Christina tiết lộ trong cuốn tự truyện của mình rằng bà cảm thấy "một sự chán ghét khôn kể đối với hôn nhân" và "với tất cả những điều mà nữ giới nói và làm." Vì bà luôn bận rộn học hành, bà chỉ ngủ ba đến bốn giờ một đêm, quên chải đầu, mặc quần áo vội vàng và đi giày nam cho tiện. Mái tóc rối bời trở thành thương hiệu của bà. Người bạn nữ thân nhất của cô là Ebba Sparre, hai người ngủ chung giường và có thể là có quan hệ tình dục.[46] Christina gọi Sparre là "Belle" (Người đẹp) và dành hầu hết thời gian rảnh rỗi với la belle comtesse (nữ bá tước xinh đẹp). Bà giới thiệu Sparre với đại sứ Anh Whitelocke với tư cách là "bạn cùng giường" và ca ngợi cả tâm trí và vẻ đẹp của bà.[47][48] Khi Christina rời Thụy Điển, bà tiếp tục viết những lá thư đầy đam mê cho Sparre, trong đó nói rằng bà sẽ luôn yêu bà ấy.

Vào ngày 26 tháng 2 năm 1649, Christina tuyên bố rằng bà quyết định không kết hôn và muốn đưa người anh em họ Charles trở thành người thừa kế. Trong khi giới quý tộc phản đối, ba giai cấp khác - giáo sĩ, người chăn nuôi, và nông dân - chấp nhận điều này. Lễ đăng quang của bà diễn ra vào ngày 22 tháng 10 năm 1650. Christina đến lâu đài Jacobsdal và bước vào một cỗ xe đăng quang có màn nhung đen thêu chỉ vàng và được kéo bởi ba con ngựa trắng. Đám rước đến Storkyrkan dài đến nỗi khi toa xe đầu tiên đến nơi, những người cuối cùng vẫn chưa rời khỏi Jacobsdal (khoảng cách xấp xỉ 10,5 km). Tất cả bốn giai cấp đều được mời dùng bữa tại lâu đài. Đài phun nước ở khu chợ phun rượu vang trong ba ngày, đồ nướng được phục vụ và đèn sáng lấp lánh, nối tiếp bởi một cuộc diễu hành theo chủ đề vào ngày 24 tháng 10.[49]

Tôn giáo và quan điểm cá nhân

Sébastien Bourdon, Christina của Thụy Điển, 1653. Được Pimentel tặng cho Philip IV của Tây Ban Nha, bức tranh hiện đang ở trong bảo tàng Prado.[50][51][52]

Gia sư của Christina, Julian Matthiae, chịu ảnh hưởng của John Dury và Comenius, đã xây dựng kế hoạch về một hệ thống trường học mới của Thụy Điển từ năm 1638. Năm 1644, ông đệ trình một trật tự nhà thờ mới, nhưng bị bỏ phiếu chống vì điều này bị cho là chủ nghĩa Calvin trá hình. Christina đã bảo vệ ông trước Đại chưởng ấn Oxenstierna, nhưng cuối cùng ba năm sau, đệ trình bị bác bỏ. Năm 1647, các giáo sĩ muốn đưa ra Sách Hòa hợp (tiếng Thụy Điển: Konkordieboken), nhằm định nghĩa Luther giáo chân chính so với dị giáo, ngăn cấm một số khía cạnh của tư duy thần học tự do. Matthiae đã phản đối mạnh mẽ điều này và một lần nữa được Christina ủng hộ. Cuốn sách này cuối cùng đã không được đưa ra.[53]

Bà đã có những cuộc trò chuyện dài về Copernicus, Tycho Brahe, BaconKepler với Antonio Macedo, thư ký và phiên dịch cho đại sứ Bồ Đào Nha.[54] Macedo là một tu sĩ dòng Tên, vào tháng 8 năm 1651, ông đã lén chuyển một lá thư từ Christina đến cho thống lĩnh của mình ở Rome.[55] Để hồi đáp, Paolo Casati và Francesco Malines, vốn được đào tạo về cả khoa học tự nhiên và thần học, đã đến Thụy Điển vào mùa xuân năm 1652. Bà đã có nhiều cuộc trò chuyện với họ, và tỏ ra quan tâm đến quan điểm của Công giáo về tội lỗi, sự bất tử của linh hồn, sự hợp lý và ý chí tự do. Hai học giả tiết lộ kế hoạch của bà với Hồng y Fabio Chigi. Khoảng tháng 5 năm 1652, Christina quyết định cải đạo sang Công giáo La Mã. Bà cử Matthias Palbitzki đến Madrid; vào tháng 8, vua Philip IV của Tây Ban Nha đã cử nhà ngoại giao Tây Ban Nha Antonio Pimentel de Prado tới Stockholm.[56][57]

Sau khi trị vì gần hai mươi năm, làm việc ít nhất mười giờ một ngày, Christina xuất hiện một số triệu chứng được cho là suy nhược thần kinh. Bà bị huyết áp cao, phàn nàn về thị lực kém và đau ở cổ. Bác sĩ triều đình Grégoire François Du Rietz[58] được tuyên triệu khi bà đột nhiên ngất vào năm 1651.[note 7] Vào tháng 2 năm 1652, bác sĩ người Pháp Pierre Bourdelot đến Stockholm. Không giống như hầu hết các bác sĩ thời đó, ông không tin vào việc chích máu; thay vào đó, ông yêu cầu bà ngủ đủ giấc, tắm nước ấm và ăn uống lành mạnh, trái ngược với lối sống khổ hạnh của Christina. Bà chỉ mới hai mươi lăm tuổi và Bourdelot khuyên rằng bà nên có nhiều niềm vui hơn trong cuộc sống, cũng như ngừng học tập và làm việc quá sức[62] và bỏ bớt sách ra khỏi phòng. Trong nhiều năm, Christina đã thuộc lòng tất cả các bản sonnet từ Ars Amatoria và rất yêu thích các tác phẩm của Martial[63] và Petronius. Bác sĩ đã cho bà xem 16 bản sonnet khêu gợi của Pietro Aretino mà ông bí mật cất trong hành lý. Bourdelot đã từ từ làm suy yếu các nguyên tắc của bà, và khiến bà trở thành một người theo chủ nghĩa khoái lạc.[64] Mẹ bà và de la Gardie phản đối các hành vi của Bourdelot và cố gắng thuyết phục bà thay đổi thái độ với ông ta; Bourdelot trở lại Pháp vào năm 1653 mang theo "đầy của cải và lời nguyền rủa".

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kristina của Thụy Điển http://womenshistory.about.com/od/rulerspre20th/p/... http://www.authorama.com/famous-affinities-of-hist... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/115660/C... http://www.britannica.com/biography/Antonio-Vieira http://www.britannica.com/biography/Christina-quee... http://www.christies.com/LotFinder/LotDetailsPrint... http://news.coinupdate.com/kunker-auctions-preview... http://www.forgottenbooks.com/readbook_text/The_Co... http://www.forgottenbooks.com/readbook_text/The_Hi... http://www.jsnyc.com/season/kristina.htm